Posts in : Kiến thức - Trang 2 trên 5 - Máy đo đường huyết

  • Th2
    09

    Trầm cảm và bệnh tiểu đường


    by Le Giang
    posted in Kiến thức
    No comments yet

    Trầm cảm và bệnh tiểu đường

    Nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa trầm cảm và bệnh tiểu đường. Trầm cảm rất thường thấy- cứ 1 trong 5 người sẽ gặp phải trầm cảm một lúc nào đó trong cuộc sống trưởng thành của mình. Với những người bệnh tiểu đường con số này có thể còn cao hơn.
    Trầm cảm khác với buồn bã ra sao?

    Ta có thể bị trầm cảm nếu ta cảm thấy hơn 2 tuần lễ có các biểu hiện sau:

    • Thường xuyên cảm thấy buồn, xuống tinh thần hay cảm thấy khổ sở.
    • Mất vui thú trong hầu hết các hoạt động thường lệ.
    • Có các triệu chứng thuộc ít nhất là ba trong bốn loại sau đây:

    1/ Hành vi:

    • Không chịu ra ngoài.
    • không làm xong công việc ở cơ quan.
    • Ăn mất ngon hoặc ăn uống vô độ.
    • Tránh tiếp xúc với gia đình hoặc bạn bè.
    • Cần đến rượu và thuốc an thần trợ giúp.
    • Ngưng làm những gì mình vẫn thích.
    • Không thể tập trung.

    2/ Có các suy nghĩ sau:

    • ” Tôi thất bại”
    • ” Lỗi tại tôi”
    • ” Tôi chẳng gặp được điều gì tốt lành”
    • ” Tôi thật vô dụng”
    • ” Đời thật không đáng sống”

    3/ Có các cảm xúc:

    • Choáng ngợp.
    • Tội lỗi.
    • Cáu gắt.
    • Không vui.
    • Do dự.
    • Thất vọng.
    • Khổ sở.
    • Buồn và hay khóc.

    4/ Cơ thể:

    • Lúc nào cũng mệt mỏi.
    • Đau ốm và kiệt sức.
    • Đau đầu và cơ bắp.
    • Bụng nôn nao.
    • Rối loạn giấc ngủ.
    • Ăn không ngon và giảm cân.
    Người bị trầm cảm thấy khó hoạt động bình thường theo đúng chức năng thường ngày. Trầm cảm không phải chỉ là tâm trạng buồn mà là căn bệnh có hậu quả nghiêm trọng về thể chất cũng như tinh thần.

    Mối dây liên hệ nào giữa trầm cảm và bệnh tiểu đường:

    Nghiện cứu cho thấy rằng người bệnh tiểu đường có trên 2 lần nguy cơ phát bệnh trầm cảm. Sống với bệnh kinh niên như tiểu đường, đối phó với các yếu tố hoóc môn và sinh học, cùng với nhu cầu kiềm chế bệnh này  khiến gia tăng nguy cơ bệnh trầm cảm. Thêm vào nữa là mối đe dọa phát triển  các biến chứng như tổn hại mắt ( bệnh võng mạc) thần kinh ( bệnh thần kinh) và bệnh thận.

    Trái lại, bệnh trầm cảm có thể tăng nguy cơ gấp đôi phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Đây là vì hoóc môn gây căng thẳng tăng lên và do tăng cân. vì những người trầm cảm ít hoạt động.

    Trầm cảm có thể gia tăng phát các biến chứng tiểu đường. Người bị trầm cảm cũng có thể thấy khó lo liệu công việc hằng ngày. Với thời gian việc kiểm soát bệnh tiểu đường ( qua xét nghiệm đường trong máu đều đặn, dùng thuốc, theo chương trình ăn uống lành mạnh và phải có hoạt động thể chất thường xuyên) có thể có thiệt hại như gia tăng nguy cơ trầm cảm, và điều này lại dẫn đến việc người bệnh lơ là chăm sóc bệnh tiểu đường hàng ngày.

    trầm cảm và bệnh tiểu đường
    Trầm cảm và bệnh tiểu đường

    Trầm cảm có thể điều trị được không?

    Có nhiều cách điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, trầm cảm trước hết phải được nhận biết và chẩn đoán để  sau đó điều trị.

    Điều trị bao gồm:

    • Thuốc làm dịu các triệu chứng trầm cảm thực sự.
    • Trị liệu qua hành vi nhận thức để học nhận biết và thay đổi việc thường xuyên suy nghĩ tiêu cực.
    • Trị liệu ở mỗi cá nhân để giúp chấp nhận một bệnh kinh niên và nhu cầu điều trị lâu dài cũng như giúp cải thiện các mối quan hệ giao tiếp.

    Điều quan trọng là các thuốc men đang có để trị bệnh khác bệnh tiểu đường, kể cả thuốc mua công khai và dược phẩm bổ sung. đểu cần xem xét lại trước khi bắt đầu dùng thuốc trị trầm cảm. Thuốc chống trầm cảm có thể mất 7 đến 21 ngày mới phát huy hiệu quả và không nên ngừng nếu không có lời khuyên y khoa.

    Cách điều trị nào cho bệnh trầm cảm và bệnh tiểu đường?

    Điều trị trầm cảm và bệnh tiểu đường bao gồm một phương pháp phối hợp theo dõi việc kiểm soát tiểu đường và những triệu chứng trầm cảm. Vấn đề là tìm ra cách điều trị nào hiệu quả nhất cho mỗi người. Chẳng hạn như người bị tiểu đường và trầm cảm nhẹ có thể sẽ thấy hoạt động thể chất thường xuyên cải thiện được tâm trạng sa sút và cũng giúp kiểm soát đường trong máu ( đường huyết).

    Điều trị hiệu quả nhất là phối hợp chăm sóc  y khoa và tâm lý, theo dõi y khoa, phổ biến về căn bệnh tiểu đường cho từng cá nhân cũng như có sự hổ trợ cộng đồng thích hợp.

    Bác sĩ hay chuyên viên y tế điều trị sẽ xét đến nhiều yếu tố trước khi đề nghị cách điều trị thích hợp nhất cho bạn. Xin liên lạc thường xuyên với bác sĩ để đánh giá tiến triển. Dây là phần quan trọng giúp bạn có được sức khỏe và duy trì khỏe mạnh.

    Tôi có thể làm gì để giúp mình?

    Nếu bạn nghi ngờ bị trầm cảm, nên thực hiện các điều sau:

    • Xin tư vấn ý kiến bác sĩ và các chuyên viên y tế khác.
    • Tham gia các hoạt động xã hội.
    • Tham gia các hoạt động thể chất điều đặn.
    • Tìm hiểu về bệnh trầm cảm và bệnh tiểu đường.
    • Ăn uống lành mạnh và bao gồm thức ăn đầy đủ dinh dưỡng (hãy nói chuyện với chuyên viên dinh dưỡng)
    • Thực hiện và duy trì mức cân nặng phù hợp với sức khỏe.
    • Nói chuyện với Bác sĩ về vấn đề rượu. Vì rượu có thể khiến trầm cảm nặng hơn, làm giảm hiệu quả của một số thuốc chống trầm cảm, Vì vậy rượu là nên tránh hoàn toàn.
    • Có giúp đỡ, hổ trợ và khuyến khích của gia đình, bạn bè.
    • Yêu cầu bác sĩ kiểm tra huyết áp, mức cholesterol (mỡ trong máu) và đường huyết.
    “Một khi được chẩn đoán có trầm cảm. Bệnh này có thể điều trị hiệu quả khi được nhóm chăm sóc sức khỏe hổ trợ và hướng dẫn. ”

    Trầm cảm và bệnh tiểu đường

    View more
  • Th10
    20

    Bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì ?


    by Le Giang
    posted in Kiến thức
    No comments yet

    Bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì ?

    Bạn liên tục tự hỏi: Tôi bị bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì ? Bệnh tiểu đường đang ngày càng gia tăng, nhưng khi bạn bị bệnh bạn cũng đừng quá lo lắng về nó, điều bạn cần bây giờ là nên quan tâm bản thân mình hơn và có một lối sống lành mạnh cũng như chế độ ăn uống hợp lý. Điều này sẽ giúp bạn ngăn chặn những biến chứng của bệnh xảy ra sau này, giúp bạn kiểm soát bệnh tốt hơn và trở nên yêu đời hơn trong cuộc sống.

    Những thực phẩm bạn nên tránh khi bạn bị bệnh tiểu đường:

    • Đó là các sản phẩm từ đường tinh chế, bánh kẹo, xiro, mứt, đường trái cây, kem, bánh ngọt, Sô cô la, nước ngọt, sữa đặc, và các thực phẩm chiên.
    • Các chất béo như Bơ, bơ sữa, dầu thực vật hydro hóa cũng nên tránh.
    • Bạn nên tránh ăn các đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp có chứa chất bảo quản độc hại.
    • Không nên hút thuốc lá, vì khi hút thuốc nó sẽ hút hết oxi trong cơ thể bạn, kết quả sẽ không có đủ oxi trong cơ thể để chuyển hóa glucose. Vì vậy hút thuốc là nên tránh.

    Những thực phẩm cần được giới hạn:

    • Không nên ăn quá nhiều muối và giảm đến mức tối thiểu lượng muối được tiêu thụ. Bạn sẽ nhận được đủ lượng muối khi bạn ăn rau quả và trái cây.
    • Giảm ăn các loại thịt đỏ, thịt gia cầm và trứng.
    • Giảm uống các chất kích thích như trà, caphe và rượu. Không nên uống trà và caphe nhiều hơn 2 cốc mỗi ngày. Bạn cũng có thể thử thay thế bằng trà xanh hoặc trà thảo dược.
    • Không nên uống rượu khi dạ dày bạn đang rỗng, rượu là thực phẩm có thể gây ra lượng đường trong máu thấp.
    • Thay thế gạo trắng bằng gạo lứt, nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, ví dụ như đậu nành,….
    • Thực phẩm ít chất béo có thể sử dụng như dâu Ô liu hay dầu đậu nành, đậu phộng.

    Bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì

    Bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì ?

    Những thực phẩm được khuyến nghị:

    • Bạn nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày.
    • Một chế độ ăn uống giàu thức ăn tự nhiên và giàu chất xơ là được khuyến khích: Như ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, trái cây, rau và các sản phẩm từ sữa tạo thành.
    • Rau sống là nên được ăn nhiều hơn trong ngày. Một nghiên cứu cho thấy rằng các thực phẩm đã nấu chín sẽ gây ra lượng đường trong máu cao hơn so với thực phẩm chưa nấu chín. Nấu chín sẽ tiêu diệt rất nhiều các chất dinh dưỡng cũng như Vitamin và khoán chất.
    • Nên ăn nhiều loại trái cây: như Bười, chuối, táo, quả kiwi,….Ngoài ra các loại thực phẩm khác như dưa chuột, rau diếp, củ cải, cà chua, cà rốt, củ cải rau bina, cải bắp là rất tốt cho bệnh tiểu đường.
    • Nên uống nhiều loại nước ép trái cây không đường. Men bia và đậu xanh cũng rất tốt cho cơ thể.
    • Các sản phẩm từ đậu nành như đậu hủ, sữa đậu nành, giá đậu nành là rất tốt cho người có biến chứng thần kinh từ bệnh tiểu đường.

    bệnh tiểu đường nên ăn gì

    Sản phẩm khuyến mãi:

    Máy đo đường huyếtMáy đo đường huyết TRUEbalance với thiết kế tiện lợi, dễ dàng sử dụng, với giá tốt nhất, sản phẩm của Mỹ (USA)

    Giá: 1.150.000 đ

    Xem thêm thông tin sản phẩm

    Máy đo đường huyết Máy đo đường huyết Bayer Contour USBMáy đo đường huyết Bayer Contour Next EZ của Đức. với thiết kế đơn giản và dễ dàng sử dụng ngay, không cần cài code mã hóa.

    Giá: 1.890.000 đ chỉ còn: 1.570.000 đ (Tặng 50 que miễn phí, số lượng giới hạn)

    Xem thêm thông tin sản phẩm

    Lưu

    View more
  • Th9
    25

    Bệnh tiểu đường: Một số lưu ý khi luyện tập thể dục


    by Le Giang
    posted in Kiến thức
    No comments yet

    Bệnh tiểu đường: Một số lưu ý khi luyện tập thể dục

    Như ta được biết, một trong số biện pháp giúp chúng ta kiểm soát đường huyết đó là luyện tập thể dục. Luyện tập thể dục thường xuyên và đúng cách sẽ giúp chúng ta cân bằng lượng đường huyết được tốt hơn.

    Một số lợi ích khi bạn tập thể dục thường xuyên như sau:

    • Lượng đường kiểm soát tốt hơn
    • Giúp chúng ta tăng thể lực
    • Cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn
    • Tăng tính linh hoạt
    • Cải thiện huyết áp
    • Giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch
    • Cải thiện ngoại hình và trọng lượng cơ thể.

    Insulin là loại thuốc làm giảm lượng đường trong máu của bạn. Việc tăng giảm thay đổi hoặc điều chỉnh lượng thuốc dựa theo kết quả theo dõi đường huyết. Đó sẽ là một hành động cân bằng – nếu bạn ăn nhiều hơn so với kế hoạch bữa ăn của bạn cho phép, lượng đường trong máu của bạn có thể tăng lên, hoặc nếu bạn tập thể dục ít hơn bình thường, lượng đường trong máu của bạn cũng có thể tăng lên.

    Bệnh tiểu đường: Một số lưu ý khi luyện tập thể dục

    Một số lời khuyên khi bạn tập thể dục:

    • Kiểm tra lượng đường trong máu của bạn trước khi tập, trong và sau khi tập. Điều này rất quan trọng khi bạn mới bắt đầu tập luyện hoặc thay đổi chương trình tập luyện của bạn.
    • Khi bạn sử dụng nhiều insulin, tập thể dục là không nên, vì nó có thể dẫn đến đường huyết thấp. Trước khi bạn tập thể dục, dùng ít insulin hoặc ăn nhiều thức ăn hơn hoặc có thể với một bữa ăn nhẹ.
    • Nếu đường huyết của bạn là ít hơn 70 mg / dL (3,8 mmol / L), phải chắc chắn rằng lượng đường trong máu của bạn là trong phạm vi mục tiêu trước khi bắt đầu tập thể dục.
    • Nếu trong qua trình luyện tập lượng đường trong máu bạn giảm mạnh hay hạ đường huyết xảy ra – lượng đường trong máu dưới 70 mg / dL (3,8 mmol / L) – bạn cần ngừng tập thể dục ngay. Kiểm tra lại đường huyết của bạn sau 15 phút và lặp lại cho đến khi lượng đường trong máu của bạn trở về một phạm vi an toàn.
    • Không tập thể dục nếu lượng đường trong máu của bạn lớn hơn 300 mg / dL (16 mmol / L). Tập thể dục với lượng đường trong máu cao hơn 300 mg / dL (16 mmol / L) có thể làm tăng đường huyết nhiều hơn, bởi vì tập thể dục làm cho cơ thể sản xuất glucose thêm và sẽ không có đủ insulin có sẵn để sử dụng nó.
    • Không khuyến khích tập thể dục khi bạn đang bị bệnh, những lúc như thể tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi.
    • Không nên tập thể dục trước khi đi ngủ vì sẽ có nguy cơ hạ đường huyết. Nếu bạn có tập luyện vào buổi tối, tốt nhất nên ăn nhẹ sau đó để tránh nguy cơ hạ đường huyết trong khi ngủ.

     

    View more
  • Th9
    18

    Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào ?


    by Le Giang
    posted in Kiến thức
    1 Comment

    Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến cơ thể ?

    Hiểu biết về căn bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta như thế nào ? sẽ giúp chúng ta đề phòng và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường từ khi mới phát triển.

    Dấu hiệu của bệnh tiểu đường

    Khi không chẩn đoán hoặc không kiểm soát được, ảnh hưởng của bệnh tiểu đường trên cơ thể có thể được nhận thấy bởi các triệu chứng như sau:

    • Khát nước
    • Thường xuyên cần phải đi tiểu
    • Mệt mỏi
    • Mờ mắt
    • Ngứa ran hoặc đau ở tay, chân.

    Ảnh hưởng lâu dài của bệnh tiểu đường trên cơ thể

    Ngoài các triệu chứng, bệnh tiểu đường có thể gây ra thiệt hại lâu dài cho cơ thể của chúng ta. Các thiệt hại lâu dài thường được gọi là biến chứng của bệnh tiểu đường .

    Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến các mạch máu và dây thần kinh của chúng ta và do đó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của cơ thể.

    Tuy nhiên, một số phần của cơ thể của chúng ta bị ảnh hưởng nhiều hơn so với các bộ phận khác.

    Biến chứng tiểu đường thường sẽ mất một số năm để phát triển. Biến chứng không phải là chắc chắn và có thể ngăn ngừa bằng cách duy trì mạnh mẽ về kiểm soát bệnh tiểu đường, huyết áp và cholesterol .

    Tất cả có thể được giúp đỡ bằng cách giữ một chế độ ăn uống lành mạnh, tránh thuốc lá và rượu, và kết hợp hoạt động thể dục thường xuyên, sử dụng máy đo đường huyết theo dõi hằng ngày để giữ cân bằng lượng đường trong máu.

    bệnh tiểu đường

    Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến tim mạch

    Bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch liên quan chặt chẽ.

    Bệnh tiểu đường góp phần làm huyết áp cao và cholesterol cao sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim và bệnh tim mạch.

    Bệnh tiểu đường và đột quỵ

    Tương tự như cách bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến tim, cao huyết áp và cholesterol, bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.

    Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến mắt

    Một biến chứng tương đối phổ biến của bệnh tiểu đường là bệnh võng mạc tiểu đường.

    Như với tất cả các biến chứng, tình trạng này được gây ra bởi một vài năm sau của bệnh tiểu đường nếu không kiểm soát hoặc không kiểm soát được. bệnh võng mạc tiểu đường có một số triệu chứng .

    Bệnh võng mạc là do các mạch máu ở phía sau của mắt (võng mạc) bị sưng. Huyết áp cao cũng là một yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ cho bệnh võng mạc tiểu đường.

    Bệnh võng mạc tiểu đường có thể được điều trị vì vậy tốt nhất là phát hiện nó càng sớm càng tốt. Cách tốt nhất để làm điều này là cần khám bệnh, sàng lọc bệnh lý võng mạc.

    Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến thận

    Thận là một cơ quan đó là nguy cơ đặc biệt nguy hiểm do hậu quả của bệnh tiểu đường và nguy cơ một lần nữa tăng khó kiểm soát bệnh tiểu đường, huyết áp cao và cholesterol.

    Bệnh thận tiểu đường là một thuật ngữ cho bệnh thận do tiểu đường.

    Nguy hiểm của bệnh tiểu đường cho thận diễn ra trong khoảng thời gian vài năm và có thể được sàng lọc bệnh thận trước khi nó trở nên quá nghiêm trọng. Điều trị bao gồm thay đổi lối sống và có thể bao gồm thuốc để điều trị huyết áp cao và cholesterol.

    Bệnh tiểu đường và ảnh hưởng của nó đến các dây thần kinh

    Các ảnh hưởng của bệnh trên các dây thần kinh có thể nghiêm trọng như các dây thần kinh có liên quan đến rất nhiều các chức năng cơ thể của chúng ta, ảnh hưởng đến tiêu hóa và quan hệ tình dục, sinh sản.

    Sự hiện diện của tổn thương thần kinh (đau thần kinh) thường được chú ý bởi:

    • Tê hoặc ngứa ran ở tay hoặc chân
    • Thiếu sự kích thích ở dương vật hoặc âm vật
    • Mồ hôi quá nhiều
    • Chẩn đoán chậm tiêu hóa ở dạ dày

    Điều trị bệnh thần kinh tập trung vào việc giảm đau nhưng thuốc như hạ huyết áp loại thuốc này cũng có thể được quy định để giúp ngăn ngừa sự phát triển của tình trạng này.

    Bệnh tiểu đường và ảnh hưởng của tiêu hóa

    Tiểu đường có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa trong một số cách. Nếu bệnh tiểu đường đã gây ra tổn thương thần kinh, điều này có thể dẫn đến buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy.

    Một nguyên nhân khác về tiêu hóa bị xáo trộn có thể là kết quả của điều trị tiểu đường. Một số tiểu đường týp 2 loại thuốc ví dụ dễ bị gây ra các vấn đề tiêu hóa, mặc dù những xu hướng ổn định sau khi cơ thể được sử dụng cho họ.

    Làm thế nào bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến da

    Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến da thường là kết quả tác động của nó trên các dây thần kinh và tuần hoàn có thể dẫn đến khô da, chậm lành vết cắt, vết bỏng và vết thương, nhiễm nấm và vi khuẩn và mất cảm giác ở bàn chân.

    Những người có bệnh tiểu đường được khuyến khích cần kiểm tra đôi chân của mình ít nhất một lần một năm.

    Máy đo đường huyếtMáy đo đường huyết Bayer Contour Next EZ với thiết kế tiện lợi, dễ dàng sử dụng cho người lớn tuổi, không cài đặt code, thay đổi thẻ chip, que thử dễ dàng lắp đặt.

    Giá: 1.570.000 đ (Khuyễn mãi lớn: tặng 1 hộp que 50 que và 50 kim lấy máu miễn phí.)
    Xem thêm thông tin sản phẩm

    Lưu

    View more
  • Th9
    08

    Tiền tiểu đường hay ranh giới của bệnh tiểu đường


    by Le Giang
    posted in Kiến thức
    No comments yet

    Những người có tình trạng tiểu đường ở giai đoạn chưa khởi phát gọi là bệnh tiền tiểu đường có lượng đường cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để biểu thị bệnh tiểu đường. Tình trạng này gọi là ranh giới của bệnh tiểu đường. Hầu hết những người trong gian đoạn tiền tiểu đường đều không có triệu chứng.

    kham_8

    Bình thường cơ thể bạn sản xuất hocmon gọi là insulin giúp tế bào sử dụng năng lượng (đường) trong thức ăn. Khi bệnh tiểu đường có thể là do cơ thể bạn không sản xuất đủ insulin hay nó không thể sử dụng insulin mà nó sản xuất. Khi đường tích trữ lại trong máu, nó có thể phá hủy những mạch máu nhỏ trong thận, tim, mắt và hệ thần kinh.

    Khi bị tiền tiểu đường thì cân bằng giữa glucose và insulin không còn. Tụy không còn sản xuất đủ insulin sau bữa ăn để “dọn sạch” đường đến từ máu. Hoặc tế bào kháng lại insulin. Khi tế bào kháng lại insulin, chúng sẽ không cho insulin hộ tống đường từ máu vào tế bào. Quá nhiều đường trong máu gọi là tăng đường huyết (hyperglycemia). Hạ đường huyết gọi là hypoglycemia.

    Nếu như bạn có bệnh tiền tiểu đường thì bạn có nguy cơ phát triển thành tiểu đường tuýp 2 cũng như những bệnh nghiêm trọng liên quan tới tiểu đường. Bao gồm bệnh tim, đột quỵ, suy thận, mù lòa và bệnh chứng thần kinh. Với bệnh tiền tiểu đường bạn có nguy cơ bệnh tim và đột quỵ cao hơn 50% so với những người mà không có bệnh tiền tiểu đường.

    Làm sao để chẩn đoán bệnh tiền tiểu đường?

    Hai xét nghiệm máu thường dùng để quyết định bạn bị tiền tiểu đường hay tiểu đường. Một là xét nghiệm glucose lúc bụng đói (the fasting plasma glucose test – FPG). Hai là xét nghiệm dung nạp glucose sau khi ăn (oral glucose tolerance test – OGTT). Những xét nghiệm trên để đo cơ thể bạn có thể “dọn sạch” đường từ máu nhanh hay không. Hiệp hội bệnh tiểu đường Mỹ ủng hộ cả 2 xét nghiệm trên để chẩn đoán bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường.

    Xét nghiệm đường huyết khi đói thực hiện như thế nào?

    Xét nghiệm glucose lúc bụng đói có thể thực hiện sau khi bạn nhịn ăn qua đêm hay sau 8 tiếng đồng hồ nhịn ăn trong ngày. Nó khá dễ và không đắt lắm. Sau khi nhịn ăn, một xét nghiệm máu đơn giản để đo lượng đường trong máu trước khi bạn ăn lại. Kết quả xét nghiệm chỉ ra rằng mức đường huyết của bạn bình thường hay là bạn bị tiểu đường hay tiền tiểu đường:

    bayer-meter-test-strips

    Bình thường : mức đường huyết bình thường đo được ít hơn 100 mg/dl sau khi xét nghiệm đường lúc bụng đói.

    Tiền tiểu đường : đường huyết từ 100 – 125 mg/dl sau khi nhịn đói qua đêm hay nhịn ăn 8 tiếng thì được chẩn đoán là tiền tiểu đường. Những người có kết quả như thế này được xem là có xáo trộn glucose lúc bụng đói (impaired fasting glucose – IFG).

    Tiểu đường: tiểu đường được chẩn đoán là khi đường huyết là 126 mg/dl hay cao hơn.

    Xét nghiệm dung nạp glucose sau khi ăn (OGTT) như thế nào?

    Xét nghiệm dung nạp glucose sau khi ăn thường đòi hỏi bạn có xét nghiệm glucose lúc bụng đói trước. Sau đó cho bạn dùng một liều dung dịch có lượng đường cao để thách thức cơ thể bạn “dọn sạch” đường trong máu. Sau 2 giờ, một xét nghiệm đường huyết khác được thực hiện. Kết quả kiểm tra cuối cùng chỉ ra bạn có đường huyết bình thường hay bị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường:

    Bình thường: đường huyết bình thường đo được ít hơn 140 mg/dl sau khi xét nghiệm dung nạp glucose sau khi ăn.

    Tiền tiểu đường: đường huyết từ 140-199 mg/dl sau xét nghiệm OGTT thì được chẩn đoán là tiền tiểu đường. Những người có kết quả này được xem là có sự xáo trộn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance – IGT).

    Tiểu đường: được chẩn đoán là bị tiểu đường khi đường huyết là 200 mg/dl hay cao hơn.

    Tiền tiểu đường phổ biến hay không?

    Hiệp hội tiểu đường ước tính có 57 triệu người Mỹ tuổi từ 20 hay lớn hơn có tình trạng tiền tiểu đường. Điều này dựa trên thống kê dân số những người được chẩn đoán là có sự rối loạn glucose lúc bụng đói.

    Tình trạng tiền tiểu đường không nên làm ngơ. Nó báo hiệu khả năng một loạt những biến chứng nghiêm trọng hơn, và có thể nó bắt đầu một quá trình phá hủy tim, thận, mắt và hệ thần kinh.

    Sự thay đổi lối sống nào được đề nghị cho người tiền tiểu đường?

    Sự thay đổi lối sống có thể giúp nhiều người tiền tiểu đường làm chậm – hay thậm chí ngăn ngừa – sự bắt đầu của bệnh tiểu đường đang phát triển mạnh. Thay đổi có thể giúp ngăn ngừa tiểu đường bao gồm giảm cân để giảm trọng lượng cơ thể xuống gần mức bình thường, tập thể dục hằng ngày, và có chế độ ăn cân bằng.

    Trong một nghiên cứu lớn có tên là chương trình ngăn ngừa bệnh tiểu đường, sự tuân theo sự thay đổi lối sống có thể giảm sự phát triển của bệnh tiểu đường hơn 3 năm lên tới 58%. Đối với những người 60 tuổi hay lớn hơn, mức giảm thậm chí nhiều hơn lên tới 71%.

    Kiểm soát cân nặng. Béo phì và thừa cân là nguy cơ cao của tiền tiểu đường chuyển sang tiểu đường. Giảm cân để đưa cân nặng trong giới hạn bình thường so với chiều cao có thể giúp bạn giảm nguy cơ của tiểu đường tuýp 2. Thậm chí giảm 5% đến 10% lượng cân thừa cũng có ích.

    tiểu đường

    Tập thể dục. Nghiên cứu chỉ ra rằng tập thể dục vừa phải trong 30 phút mỗi ngày như là đạp xe, bơi lội, hay đi bộ nhanh, giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường. Tập aerobic là môn lý tưởng để giảm cân và ngăn ngừa tiền tiểu đường chuyển sang tiểu đường tuýp 2.

    Dinh dưỡng. Bữa ăn khỏe mạnh phối hợp sự cân bằng của chất đạm ít béo, rau và tất cả ngũ cốc có thể giúp ngăn ngừa tiền tiểu đường trở thành bệnh tiểu đường thật sự. Kiểm soát calo, khẩu phần ăn, và ít đường, ít carbohydrate là điều chủ yếu. Ăn đủ chất xơ mỗi ngày cũng có ích.

    Kiểm soát huyết áp. Bởi vì cao huyết áp có liên quan tới tiểu đường tuýp 2, giữ cho huyết áp trong hay gần giới hạn bình thường có thể làm chậm hay kiểm soát bệnh tiểu đường.

    Bác sĩ có thể khuyên bạn làm giảm những nguy cơ gây bệnh tim khác mà có thể bạn có như là hút thuốc hay lượng cholesterol cao.

    Bạn có thể kiểm soát tình trạng tiền tiểu đường bằng cách tạo ra lối sống khỏe mạnh. Nếu như tiền tiểu đường chuyển sang tiểu đường tuýp 2, những lối sống thay đổi – kiểm soát cân nặng, tập thể dục, dinh dưỡng, và kiểm soát huyết áp – tạo nên nền tảng cho việc kiểm soát tiểu đường. Một lối sống khỏe mạnh có
    thể giúp bạn ngăn ngừa hay làm chậm sự cần thiết phải bắt đầu dùng thuốc như là insulin để kiểm soát đường huyết.

    View more