Posts in : chứng hạ đường huyết và bệnh tiểu đường - Máy đo đường huyết

  • Th2
    12

    Chứng Hạ đường huyết và Bệnh tiểu đường


    by Le Giang
    posted in Kiến thức
    No comments yet

    Chứng Hạ đường huyết và Bệnh tiểu đường

    Chứng hạ đường huyết (Hypoglycaemia) là bệnh trạng xảy ra khi mức đường trong máu (đường huyết) giảm xuống quá thấp, thường dưới 4mmol/L, dù mức này có thể thay đổi. Điều quan trọng là phải nhanh chóng điều trị chứng hạ đường huyết nhằm ngăn không cho mức đường trong máu xuống thấp hơn nữa. Chứng này cũng được biết đến phổ biến với tên ‘hypo’, đường huyết thấp hay phản ứng với insulin.

    Các nguyên nhân chính gây ra chứng hạ đường huyết:

    • Hoãn hay bỏ lỡ bữa ăn.
    • Hoạt động thể lực quá nhiều.
    • Uống rượu.
    • Không ăn đủ chất ( thiếu tinh bột hoặc đường)
    • Quá nhiều Insulin hay thuốc viên trị tiểu đường.

    Dù những việc này được biết gây ra chứng hạ đường huyết. Nhưng trong nhiều trường hợp không thể xác định nguyên nhân cụ thể.

    chứng hạ đường huyết bệnh tiểu đường

    Các triệu chứng khi bị hạ đường huyết:

    • Yếu ớt, run rẩy.
    • Cảm giác muốn ngất.
    • Thiếu tập trung.
    • Hay khóc.
    • Te quanh môi và ngón tay.
    • Ra mồ hôi.
    • Đau đầu.
    • Chóng mặt.
    • Cáu gắt.
    • Đói.

    Nếu bạn cảm thấy có các triệu chứng trên, hãy kiểm tra mức đường huyết bằng máy đo cá nhân ngay lập tức.

    Điều trị hạ đường huyết như thế nào?

    Bước 1: Quan trọng nhất.

    Bổ sung đường nhanh chóng, có thể chọn một trong các cách sau:

    • 3 muỗng nhỏ đường hay mật ong.
    • Một vài viên kẹo.
    • 1/2 lon nước ngọt thông thường ( như cocacola).
    • 1/2 ly nước trái cây.

    Lưu ý: có thể mất 10 hay đến 15 phút mới thấy được mức đường huyết tăng. Sau khoản thời gian này bạn có thể sử dụng máy đo đường huyết để kiểm tra lại nếu vẫn thấy dưới 4mmol/l hãy lập lại bước 1.

    Bước 2:

    Nếu bữa ăn sắp tới còn hơn 20 phút. Bạn sẽ cần ăn một ít đường hoặc tinh bột (carbohydrate) để bổ sung, có thể sử dụng một trong các thức ăn sau:

    • 1 lát bánh mỳ.
    • 1 ly sữa tươi hay sữa đậu nành.
    • 1 miếng trái cây.
    • 1 hủ sữa chua tự nhiên và ít béo.

    Để có lời khuyên cho mỗi cá nhân, tốt nhất nên thảo luận với bác sĩ của bạn.

    Điều gì xảy ra nếu không điều trị chứng hạ đường huyết?

    Nếu không nhanh chóng điều trị, mức đường huyết có thể tiếp tục giảm và có thể dẫn đến:

    • Mất khả năng phối hợp.
    • Cảm giác lẫn lộn.
    • Nói không rõ/ liu nhíu.
    • Bất tỉnh / lên cơn co giật.

    Khi đó bạn sẽ cần có người bên cạnh giúp đỡ.

    Nên làm gì khi người bệnh bất tỉnh, thờ thẩn hay không nuốt được:

    Đây là trường hợp khẩn cấp !!

    không được cho người bệnh thức ăn hay nước uống nào qua đường miệng. Sau đây là những gì cần làm:

    • Đặt người bệnh nằm nghiêng, để đường hô hấp thông suốt.
    • Tiêm một mũi Glucagon nếu có sẳn và trong trường hợp bạn đã được huấn luyện làm điều này.
    • Gọi cấp cứu ngay lập tức.
    • Khi người bệnh được điều trị và tỉnh lại, họ sẽ cần bổ sung một ít đường/ tinh bột để duy trì mức đường huyết phù hợp.

    Glucagon?

    Glucagon là hoóc môn làm tăng mức đường huyết trong máu và được tiêm tương tự như tiêm insulin. Glucagon được dùng để đảo ngược chứng hạ đường huyết nghiêm trọng ở bệnh nhân tiểu đường. Nếu có thể tự điều trị chứng hạ đường huyết này, bạn sẽ cần có người khác tiêm cho bạn. Bác sĩ hay chuyên viên y tế sẽ đề nghi bạn nên có sẵn Glucagon trong trường hợp bị hạ đường huyết “nặng” và sẽ chỉ dẫn cho người trong gia đình hay bạn bè của bạn cách sử dụng.
    View more