Posts in : Kiến thức - Trang 3 trên 5 - Máy đo đường huyết
-
by Le Giangposted in Kiến thứcNo comments yet
Làm sao giảm đau thần kinh do bệnh tiểu đường
Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Biến chứng bệnh tiểu đường (Mỹ), nếu bị đau thần kinh ở bàn chân, chân, bàn tay, cánh tay do bệnh tiểu đường thì tập luyện cơ thể là cách hữu hiệu để kiểm soát các chứng bệnh thần kinh ngoại biên này.
Bà Dace L. Trence, giám đốc Trung tâm chăm sóc bệnh tiểu đường tại Trung tâm Y khoa thuộc Đại học Washington ở TP. Seattle (Mỹ) thực hiện nghiên cứu trên. Bà cho biết: “Những người mắc bệnh tiểu đường có 60% khả năng bị đau thần kinh”.
Triệu chứng của bệnh lý này được các bệnh nhân mô tả là thường kéo dài không dứt, cơn đau “cứ đến rồi đi”. Việc tiếp xúc với ga trải giường, vớ chân cũng có thể gây ra đau. Cơn đau có lúc dữ dội, lúc nhoi nhói như kim chích, có khi đau như dao đâm hoặc làm người bệnh cảm thấy tê cứng ở chân…
Tuy nhiên, quá trình tổn tương thần kinh sẽ diễn ra chậm lại nếu bệnh nhân tiểu đường chịu khó tập đi bộ trong thời gian một tiếng, thường xuyên bốn lần mỗi tuần. Hiệu quả của việc tập luyện không thể đạt được trong một sớm một chiều, do đó các bệnh nhân cần kiên nhẫn.
Trước khi tập luyện, cần chú ý đến yếu tố an toàn. Nếu bị đau thần kinh, nên bắt đầu tập các bài tập theo lời khuyên của bác sĩ. Nếu lượng đường trong máu vượt quá mức 250, hãy thận trọng khi tập luyện. Hãy kiểm tra lượng glucose trong máu trước và sau khi tập luyện để biết cơ thể và loại thuốc mà mình đang uống phản ứng ra sao đối với việc tập1. Thực hiện bài tập nhẹ
- Nếu bị đau thần kinh ngoại biên hoặc mất cảm giác, bệnh nhân có thể tập nhẹ, chẳng hạn tham gia các lớp học aerobic hoặc đi bơi, tập yoga, đạp xe đạp…
- Khi bơi, nước sẽ hỗ trợ cơ bắp, xương và các khớp nối. Không giống chạy bộ, bơi giúp tránh các tác động mạnh vào bàn chân, đầu gối và hông.
- Yoga là bài tập lý tưởng, đặc biệt đối với những người cần kiểm soát vận động mà không phải chịu các tác động mạnh như chạy bộ trên vỉa hè.
- Đạp xe cũng là bài tập nhẹ an toàn. Bệnh nhân có thể đạp xe ra ngoài để thay đổi không khí hoặc đạp xe tại chỗ với bạn bè ở một câu lạc bộ thể dục.
2. Hoạt động 30 phút mỗi ngày và năm ngày/tuần.
-
by Le Giangposted in Kiến thức
Chỉ số đường huyết của Bệnh tiểu đường
Để hiểu được mức độ lượng đường trong máu (Chỉ số đường huyết) là chìa khóa cho việc chẩn đoán của bệnh tiểu đường.Dưới đây là bảng chỉ số đường huyết tiêu chuẩn của Hiệp hội Đái thao đường Quốc tế dành cho những người bị tiểu đường và không bị tiểu đường:
Mức mục tiêu
theo loạiTrước bữa ăn
(sau bữa ăn trước)2 giờ sau bữa ăn
(sau bữa ăn)Không đái tháo đường 4,0-5,9 mmol / L dưới 7,8 mmol / L Bệnh tiểu đường loại 2 4-7 mmol / L dưới 8,5 mmol / L Bệnh tiểu đường loại 1 4-7 mmol / L dưới 9 mmol / L Bệnh tiểu đường trẻ em w / loại 1 4-8 mmol / L dưới 10 mmol / L Tùy lứa tuổi, giai đoạn bệnh, mức độ các biến chứng…mà chỉ số đường huyết của mỗi người sẽ khác nhau, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ khám cho bạn.
Chỉ số đường huyết với người bình thường:
Đối với đa số người khỏe mạnh, lượng đường trong máu bình thường là như sau:
- Đường huyết bình thường trong người là khoản 4 mM (4 mmol / L hoặc 72 mg / dL)
- Khi hoạt động bình thường của cơ thể phục hồi lượng đường trong máu ở khoản 4,4-6,1 mmol / L (82-110 mg / dL)
- Một thời gian ngắn sau khi ăn đường huyết có thể tăng tạm thời lên đến 7,8 mmol / L (140 mg / dL)
Đối với những người có bệnh tiểu đường, đường huyết có thể như sau:
- Trước bữa ăn : 4-7 mmol / L cho những người có loại 1 hoặc loại 2
- Sau bữa ăn : dưới 9 mmol / L cho những người có loại 1 và 8.5mmol / L cho những người có loại 2
Làm thế nào để xác định chỉ số đường huyết để chẩn đoán bệnh tiểu đường ? Có 2 cách để kiểm tra và chẩn đoán người nào mắc bệnh tiểu đưởng.
1/ Kiểm tra đường huyết trước khi ăn:
Việc kiểm tra lượng đường huyết nên thực hiện vào buổi sáng và bạn phải nhịn ăn sáng để kiểm tra, lượng đường trong máu sẽ như sau:
- Bình thường: 4,0-5,9 mmol / l (70-107 mg / dl)
- Tiền tiểu đường hoặc suy Glucose đường huyết: 6,0-6,9 mmol / l (108-126 mg / dl)
- Chẩn đoán bệnh tiểu đường: hơn 6,9 mmol / l (126 mg / dl)
2/ Kiểm tra đường huyết sau khi ăn 2 giờ:
- Bình thường: dưới 7,8 mmol / l (140 mg / dl)
- Tiền tiểu đường hoặc suy dung nạp glucose: 7,9-11,1 mmol / l (141 đến 200 mg / dl)
- Chẩn đoán bệnh tiểu đường: hơn 11,1 mmol / l (200 mg / dl)
Máy đo đường huyết Accu Chek Nano Smartview với thiết kế tiện lợi, dễ dàng sử dụng cho người lớn tuổi, không cài đặt code, thay đổi thẻ chip, que thử dễ dàng lắp đặt.
Giá: 1.800.000 đ (Khuyễn mãi lớn: tặng 1 hộp que 50 que miễn phí.)
-
by Le Giangposted in Kiến thức
Thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường
Tiểu đường đứng hàng thứ năm về nguyên nhân gây tử vong và hàng thứ ba về mặt biến chứng. Chế độ ăn đúng là cách điều trị hiệu quả đối với căn bệnh này.
Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hoá đường: cơ thể mất khả năng tích luỹ gluco (đường) dưới thể glycogen, đường sẽ tăng trong máu và bài tiết ra nước tiểu. Người TĐ có 3 triệu chứng lâm sàng là ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và 2 dấu hiệu hoá sinh là tăng gluco huyết, tăng gluco niệu. Y học cổ truyền gọi tiểu đường là bệnh tiêu khát. Thường chia làm 3 thể: Thể phế nhiệt ở thượng tiêu, chủ yếu là uống nhiều, tiểu nhiều; Thể vị nhiệt ở trung tiêu chủ yếu là ăn nhiều, gầy, đại tiện táo; Thể thận hư ở hạ tiêu, chủ yếu là tiểu nhiều lần, nước tiểu nhiều. Cả 3 thể có chung đặc điểm là âm hư, táo nhiệt.
Đối với bệnh tiểu đường, chế độ dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng và điều trị bệnh. Trước đây từng diễn ra tranh luận kéo dài hàng thế kỷ về chế độ ăn uống cho người tiểu đường. Ngày nay dưới ánh sáng của tiến bộ khoa học và công nghệ người ta đã đi đến thống nhất về chế độ dinh dưỡng và ăn uống với người tiểu đường.
- – Cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn thích hợp có chọn lọc nhưng bảo đảm được cuộc sống bình thường.
- – Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức cần và đủ. Người gầy cần phải tăng cân, người béo cần phải giảm cân.
- – Chia bữa ăn hợp lý và ăn phụ để bảo đảm nhu cầu về năng lượng: ba bữa chính, 1-3 bữa phụ (ăn nhẹ).
- – Bỏ dần các thói quen bất lợi như thích ăn đồ ngọt, món ăn xào, rán béo ngậy, nghiện rượu, hút thuốc.
- – Về tỷ lệ chung các thành phần thức ăn nên giàu cacbon hydrat phức hợp và chất xơ, hạn chế mỡ và cholesterol.
Thực đơn bài thuốc đơn giản
Bài 1: Táo đỏ 7 quả, kén tằm 7 cái, cho nước vào sắc đặc, uống làm vài lần.
Bài 2: Cọng rau muống 60g, râu ngô 30g rửa sạch, cho cả vào nước sắc lấy nước uống.
Bài 3: Thịt dê 250g, phổi dê 1 bộ, rửa sạch, cho nước vào nấu, uống canh.
Bài 4: Rau cần 500g, rửa sạch, giã nát, lấy vải màn sạch vắt lấy nước, nấu sôi, uống ngày 2 lần.
Bài 5: Tuỵ lợn 1 cái, 3 quả trứng gà, rau chân vịt 60g. Tuỵ lợn rửa sạch, thái miếng mỏng, nấu chín (không cho muối). Sau đó cho trứng gà, rau chân vịt vào ăn, ăn cả nước lẫn cái, ngày ăn 1 lần.
Bài 6: Cà chua 20g, vỏ dưa hấu 15g, vỏ bí xanh 15g, bột qua lâu (phấn hoa) 15g, cho vào nấu nước uống.
Bài 7: Hải sâm 1 con, trứng gà 1 quả, tuỵ lợn 1 cái. Nấu chín, chấm xì dầu ăn, cách nhật ăn 1 thang.
Bài 8: Sinh tố tổng hợp: ớt ngọt xanh 1 quả, mướp đắng 1/2 quả, dưa chuột 1 quả, rau cần vài cọng. Rửa sạch các loại rau trên, xắt đoạn. Cho rau vào máy xay, xay thành nước sinh tố. Uống ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều sẽ điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường.
Bài 9: Lá khoai lang 50g, bí đao 200g, hành, bột gừng mỗi thứ một ít, muối, mì chính vừa đủ. Lá khoai lang rửa sạch, ngắt bỏ cuống, thái nhỏ. Bí đao rửa sạch, gọt vỏ thái miếng nhỏ. Cho bí đao vào đảo qua dầu, thêm ít nước, tra hành, gừng, đun nhỏ lửa trong 30 phút. Cho lá khoai vào nấu chín, nêm muối, mì chính. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ đường huyết. -
by Le Giangposted in Kiến thức
Bệnh tiểu đường, còn gọi là Đái tháo đường hay Bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước
Nhiều yếu tố quyết định bệnh tiểu đường như gen, môi trường, ăn uống, vận động thể lực, stress…Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc cơ thể giảm đáp ứng với tác dụng của insulin (đề kháng với insulin).
Insulin, được sản xuất từ tuyến tuỵ , một tuyến nằm sau dạ dày, giúp cho các tế bào của cơ thể sử dụng đường từ máu của bạn.Glucose là một nguồn năng lượng cho các tế bào. Glucose được tạo ra từ thức ăn (tinh bột) và thức uống ngọt.
Các biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường
1. Tổn thương thần kinh
Bệnh nhân có thể bị tổn thương thần kinh ngoại vi: Làm thay đổi cảm giác, giảm cảm giác, tê bì hoặc kim châm, yếu cơ. Các dấu hiệu này thường hay xảy ra ở bàn chân nên bàn chân dễ bị tổn thương gây loét có thể làm nhiễm trùng, hoại tử và phải cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng.
2. Tổn thương thận
Do hàm lượng đường trong máu luôn cao gây tổn thương hàng triệu vi mạch tại thận dẫn đến suy giảm các chức năng quan trọng lọc, bài tiết của thận và suy thận.
3. Tổn thương mắt
Những mạch máu nhỏ tại võng mạc dễ bị nghẽn, vỡ trong lòng mắt gây ra tổn thương dẫn đến các bệnh lý về võng mạc. Mặt khác, tiểu đường cũng có thể gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, gây mù loà.
4. Bệnh lý mạch máu và tim
Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường là cực kỳ nguy hiểm và rất thường gặp. Bệnh nhân rất dễ bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây bại liệt hoặc tử vong. Theo các số liệu thống kê cho thấy 65 % tỉ lệ tử vong ở bệnh tiểu đường là do tai biến mạch máu.5. Nhiễm trùng
Bệnh nhân tiểu đường cũng rất dễ bị nhiễm trùng và có thể bị nhiễm trùng ở bất cứ bộ phận nào điển hình như: răng miệng, lợi, nhiễm trùng da gây mụn nhọt, nấm, nhiễm trùng đường tiểu bàng quang, thận…
Biến chứng của tiểu đường thực sự rất nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn các biến chứng trên nếu kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu.
6. Tăng mỡ máu
Những người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường thường có hai chỉ số liên quan đến mỡ máu tăng là cholesterol và tryglyceride. Đây chính là thủ phạm làm tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim. Do mỡ máu cao nên làm cho động mạch tắc nghẽn, dễ gây ra các biến chứng viêm nhiễm, bệnh về chân.
Biến chứng bệnh tiểu đường có thể tránh được và hạn chế chúng ngay cả khi chúng đã xảy ra, sự tiến triển của các biến chứng có thể được ngăn chặn thông qua việc phát hiện sớm và điều trị.Phương pháp thích hợp để điều trị các biến chứng tiểu đường đầu tiên đảm bảo sự phù hợp của phương pháp điều trị và có thể tránh được các biến chứng khác . điều quan trong là phát hiện sớm các biến chứng trong giai đoạn sớm để có phục hồi được chức năng của cơ quan tổn thương.
Đây là kết quả của việc cơ thể thiếu thiếu vitamin A, B hoặc E. Trong một số trường hợp khác đây là dấu hiệu thiếu sắt hoặc can-xi.
Móng bị lõm:
Bạn đang bị thiếu sắt kinh niên, thiếu máu hoặc đang gặp những vấn đề về về gan. -
by Le Giangposted in Kiến thứcChức năng bình luận bị tắt ở Mua máy đo đường huyết loại nào tốt nhất – Tư vấn
Mua máy đo đường huyết loại nào tốt nhất ?
Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại máy đo đường huyết rất đa dạng về chuẩn loại nên khiến người tiêu dùng phân vân trong việc lựa chọn mua cho mình một máy đo đường huyết tốt ưng ý và hợp với túi tiền của mình. Dưới đây sẽ là một số lưu ý khi bạn mua máy đo đường huyết:
1. Xuất xứ của máy: Bạn nên tìm hiểu rõ nguồn gốc của máy, tốt nhất là bạn nên mua các loại máy có thương hiệu như: Accu Chek, Bayer, One Touch Ultra, …Đây là một số máy có nguồn gốc từ Đức, Nhật, Mỹ…Là các sản phẩm có thương hiệu lâu đời và nhiều năm trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất dụng cụ đo đường huyết dành cho người bệnh tiểu đường, hiện đang rất được ưa chuộng và bán phổ biến trên thị trường Mỹ bởi độ chính xác và dễ sử dụng.
2. Que thử: Trên thị trường hiện nay, máy đo đường huyết có 2 loại là cài code và không cài code, đối với các máy cài code hầu như là máy đời cũ, về sự tiện dụng bạn nên mua loại không cài code khi thay que thử mới sẽ dễ dàng hơn.
Mua máy đo đường huyết loại nào tốt ?
3. Máy có thể đo được ở nhiều nơi trên cơ thể: Điều này có nghĩa là bạn không chỉ lấy máu để kiểm tra ở ngón tay, mà còn thể lấy máu ở cánh tay, cẳng tay, đùi, bắp chân, hoặc phần thịt của bàn tay. Tuy nhiên khi bạn muốn thay đổi vị trí cần kiểm tra, bạn nên tham khảo trước ý kiến của Bác sĩ.
4. Chỉ cần một mẫu máu nhỏ: Máy chỉ cần một lượng máu nhỏ để có thể xét nghiệm và kiểm tra, thông thường là 1.5 microliters
5. Cho kết quả nhanh chỉ 5 giây: Tính năng này, đặc biệt là hữu ích nếu như bạn đang bị hạ đường huyết, bạn cần phải tìm hiểu nhanh và tiêu thụ đường bổ sung nhanh chóng.
6. Bộ nhớ của máy lớn: So với các máy đời cũ bạn chỉ lưu được 10 kết quả, thì ngày nay, máy có thể lưu được tới 500 kết quả.
7. Nhỏ gọn và tiện lợi: Máy đo đường huyết bây giờ rất nhỏ gọn, nó có thể nhỏ gọn như một chiếc điện thoại di động, bạn sẽ dễ dàng mang theo nó bên mình.
8. Có phần mềm kèm theo máy: Mặc dù hầu hết các máy đo đường huyết có thể lưu trữ kết quả trong máy, nhưng bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng phần mềm kèm theo để lưu trữ và đồng bộ kết quả với máy tính. Tính năng này cũng có thể được bỏ qua nếu bạn là người thích theo dõi kết quả thủ công hoặc đối với người lớn tuổi không rành về máy tính.
9. Ưu tiên cho những người có thị lực kém: Máy sẽ được thiết kế và đặc biệt quan tâm với những người có thị lực kém, và quan trọng là màn hình cần dễ nhìn và dễ đọc.
10. Dễ dàng sử dụng: Không phải lúc nào bạn cũng đủ mạnh khỏe để có thể đo lượng đường trong máu dễ dàng, nhất là khi bạn đang bị hạ đường huyết và tay bạn đang run rẩy, bạn sẽ cần một máy đo với thiết kế tiện lợi và dễ cầm hơn.