Th3
10

Các phương pháp mới điều trị bệnh tiểu đường


by Le Giang
posted in Kiến thức
No comments yet

Theo Tổ chức Y tế thế giới, số người bị tiểu đường trên thế giới sẽ tăng lên 300 triệu vào năm 2025 so với 150 triệu người hiện nay. Tiểu đường có nhiều dạng khác nhau. Các dạng chính là tiểu đường loại 1, tiểu đường loại 2, và tiểu đường thời kỳ thai nghén.

Tiểu đường loại 1, cũng được gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin, là căn bệnh phá huỷ các tế bào beta trong tuyến tuỵ có chức năng tạo hormon insulin. Mặc dù dạng bệnh này phổ biến ở trẻ em, hoặc thanh niên, song nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, và chiếm 10% tổng số ca tiểu đường. Triệu chứng của tiểu đường loại 1 là thường xuyên đi tiểu, cực đói và khát, cơ thể yếu và luôn cảm thấy mệt mỏi.

Đối với tiểu đường loại 2, cơ thể của bệnh nhân không tạo đủ insulin, hoặc không sử dụng đúng mức. Loại tiểu đường này chiếm gần 90% tổng số ca tiểu đường. Dạng bệnh này có nhiều nguyên nhân như di truyền, tuổi tác và cân nặng. Nó thường xảy ra ở những người béo phì trên 45 tuổi. Giảm cân và tập luyện thể dục đều đặn giúp bệnh nhân kiểm soát được tiểu đường loại 2. Tiểu đường loại 2 phát triển chậm. Các triệu chứng và biến chứng phát triển theo thời gian. Ngày càng có nhiều thanh niên mắc dạng bệnh này. Triệu chứng bao gồm mệt mỏi, mờ mắt, da khô và ngứa, hay có cảm giác đói và khát, số lần tiểu tiện tăng, có cảm giác râm ran hoặc mất cảm giác ở bàn tay hoặc bàn chân, nhiễm trùng không khỏi ở da, âm đạo hoặc bàng quang.

nguy-co-mac-tieu-duong

Tiểu đường thời kỳ thai nghén. Cơ thể của người phụ nữ thay đổi nhiều trong thời kỳ mang thai. Thai phụ có thể mắc dạng tiểu đường này. Mọi phụ nữ mang thai nên kiểm tra để phát hiện tiểu đường trong tháng mang thai thứ sáu (tuần thứ 24-28). Chỉ có khoảng 2-5% thai phụ bị tiểu đường thời kỳ thai nghén.
Tiểu đường thai nghén hay xảy ra nhiều hơn ở thai phụ béo phì, hoặc ”cứng” tuổi. Nó phổ biến ở những phụ nữ Mỹ gốc Phi, phụ nữ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và phụ nữ da đỏ. 35-50% bệnh nhân tiểu đường thời kỳ thai nghén về sau sẽ mắc tiểu đường loại 2. Duy trì chế độ ăn phù hợp, tập thể dục và giảm trọng lượng cơ thể có thể giảm nguy cơ mắc bệnh.

Các phương pháp mới trị tiểu đường

Phương pháp mới nhất trị tiểu đường hiện đang được thử nghiệm, đó là cấy tế bào tạo insulin của lợn cho bệnh nhân. Loại tế bào này không kích thích phản ứng miễn dịch bình thường của bệnh nhân. Các nhà khoa học Mỹ đã cấy tế bào insulin của lợn vào cơ thể 12 trẻ em bị tiểu đường loại 1. Không một đối tượng
nào uống thuốc chống đào thải. Kết quả cho thấy, một số trẻ em có những dấu hiệu hồi phục rõ rệt. Một em không cần tiêm insulin hàng ngày. Một em khác không cần tiêm trong khoảng thời gian 6 tháng, và hiện mức insulin cần tiêm giảm 75% so với trước khi cấy ghép. 6 bệnh nhân khác cũng có xu hướng tốt lên.
Song song với cấy ghép tế bào tạo insulin, thí nghiệm cấy ghép tế bào tuyến tuỵ cho người cũng đem lại kết quả đầy hứa hẹn. Đối với cấy ghép tế bào tuyến tuỵ, bác sĩ lấy tế bào từ tuyến tuỵ của một người hiến và ghép cho một người khác. Ngay sau khi cấy ghép, tế bào mới bắt đầu tạo insulin. Những nhà nghiên cứu hy vọng cấy ghép tế bào tuyến tuỵ, hoặc tế bào tạo insulin của lợn, sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường loại 1 sống mà không phải phụ thuộc vào các mũi tiêm insulin. 4 trong số 5 bệnh nhân tiểu đường không cần phải tiêm insulin sau khi được cấy ghép các tế bào tuyến tuỵ của người. 28 trong số 35 bệnh nhân được cấy ghép
năm ngoái không cần tiêm insulin trong thời gian 1 năm (tỷ lệ thành công 80% so với 11% trước năm 1997 và 14% trước năm 2000). Giới khoa học coi đây là bước đột phá, vì các thử nghiệm cấy tế bào tạo insulin trước kia đều không mấy khả quan. Thành công này mở đường cho việc cấy ghép tế bào tuyến tuỵ trên quy mô lớn.

Thuốc ngăn chặn tiểu đường

Ngoài liệu pháp cấy ghép tế bào, giới khoa học cũng nỗ lực phát triển các dòng thuốc trị tiểu đường.
Trong một cuộc thử nghiệm kéo dài nhiều năm, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Colombia và Đại học California, San Francisco, đã sử dụng một loại thuốc có tác dụng ức chế hệ miễn dịch. Nó là một kháng thể tấn công các tế bào nhất định trong hệ miễn dịch – những tế bào tiêu diệt các tế bào tạo insulin. Đây là
quá trình xảy ra ở bệnh tiểu đường. Bằng cách ngăn chặn những tế bào ”độc” này, cơ thể có thể tiếp tục tiết ra một lượng insulin và không phải phụ thuộc vào thuốc tiêm, cho phép người bệnh kiểm soát tiểu đường tốt hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người bệnh ít gặp phải các biến chứng như bệnh tim, mắt hoặc thận. Các liệu pháp tương tự đã được thử nghiệm trong quá khứ. Tuy nhiên, không giống như loại thuốc mới, chúng gây ra những tác dụng phụ. 12 bệnh nhân tuổi từ 7 tới 27 được tiêm loại thuốc mới hàng ngày trong vòng nửa tháng ngay sau khi được chuẩn đoán mắc tiểu đường loại 1. Nhóm nghiên cứu cũng giám sát 12 bệnh nhân khác không nhận được loại thuốc trên. Sau một năm, khả năng tiết insulin của 9 người được tiêm thuốc chỉ suy giảm chút ít. Trái lại, khả năng tiết insulin của 10 trong số 12 người không được tiêm bị giảm mạnh. Những người được tiêm loại thuốc trên có những dấu hiệu cải thiện rõ rệt
về tình trạng bệnh tật. Hiện nhóm đang dự kiến tiến hành nghiên cứu trên quy mô lớn.

thuoc
DiaPep 277, một loại thuốc khác, được nghiên cứu bởi các nhà khoa học Viện nghiên cứu Weizmann (Israel), trong những lần dùng thử đầu tiên đã ngăn chặn hiệu quả quá trình hệ miễn dịch của bệnh nhân tiểu đường loại 1 tấn công các tế bào beta sản sinh insulin trên tuyến tuỵ. Tiến sĩ Itamar Raz, Đại học dược
Hadassah-Hebrew (Israel) cho biết: ‘‘Sự phá huỷ các tế bào beta đã được ghăn chặn hoàn toàn. Kết luận này dựa trên theo dõi sau 10 tháng, lượng insulin tiết ra của người bệnh không giảm đi và còn có dấu hiệu phục hồi’’.

Thực phẩm và tiểu đường

Trong khi chờ đợi các loại thuốc mới cũng như kỹ thuật cấy ghép tế bào được hoàn thiện, bệnh nhân tiểu đường và người khoẻ mạnh có thể trông cậy vào chính các thực phẩm sẵn có để phòng và chữa bệnh.
Ăn quả hạch hoặc bơ lạc nhiều lần một tuần có tác dụng hạ thấp nguy cơ mắc tiểu đường loại 2, ít nhất là đối với phụ nữ. Quả hạch giàu chất béo không bão hoà và các chất dinh dưỡng khác, góp phần ổn định mức glucose và insulin.

qua hach
Phụ nữ uống 2 ly rượu mỗi ngày có lượng insulin ổn định hơn mức insulin ở những phụ nữ chỉ uống nước cam và dường như bất kỳ loại rượu nào cũng có tác dụng này.
Chế độ ăn với quá nhiều hamburger và thịt rán sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại II ngay cả ở những người bệnh không chịu tác dụng của các yếu tố rủi ro khác như béo phì và bệnh di truyền.

4/5 – (1 bình chọn)


Thẻ:,
Post Your Comment
Your Name
Your E-mail

Comment